Táo bón thai kỳ là vấn đề đáng lo ngại, bởi khi bị chứng táo bón, các mẹ sẽ càng cảm thấy nặng nề, khó chịu hơn và tình trạng đầy bụng trướng hơi khiến các mẹ ăn uống không ngon miệng.
Táo bón kéo dài có thể làm cho thai nhi thiếu chất, suy dinh dưỡng thai kỳ và làm tăng nguy cơ bị trĩ, sa trực tràng, viêm đại tràng…
Táo bón không được chữa trị dứt điểm sẽ dễ chuyển biến thành mãn tính và gây ra nhiều hậu quả xấu.
Vậy làm sao để cải thiện chứng táo bón khi mang bầu? Ngoài chế độ ăn uống, nghỉ ngơi thì còn cách nào khác không? Đó là câu hỏi mà rất nhiều chị em đã đăng tải lên các diễn đàn, hội nhóm Facebook để tìm hiểu nguyên nhân cũng như cách điều trị.
Bài viết này sẽ giúp bạn làm sáng tỏ mọi vài thông tin hữu ích liên quan đến căn bệnh “tưởng đơn giản mà lại nguy hiểm” này nhé!
LÝ DO MẸ BẦU THƯỜNG BỊ TÁO BÓN
Thời kỳ mang thai cơ thể tiết ra Progesteron làm giãn và giảm hoạt động của nhu động ruột, khiến cho phân khó di chuyển hoặc di chuyển chậm dẫn đến táo bón.
Thêm nữa, khi thai nhi càng lớn, áp lực lên khung xương chậu càng nặng nề và gây sung huyết khiến nguy cơ táo bón gia tăng.
Đồng thời, các mẹ bầu bổ sung sắt nên dễ bị nóng trong hoặc các loại sữa bầu có hàm lượng chất béo cao cũng dễ dẫn đến táo bón.
CẢI THIỆN TÁO BÓN BẰNG CÁCH NÀO?
- Một chế độ ăn uống lành mạnh với số lượng lớn chất xơ, thức ăn thô hòa tan và không hòa tan. Sợi hòa tan sẽ tan ra trong môi trường nước của ruột. Cuối cùng, nó có dạng như một gel mềm nên sẽ dễ dàng ra khỏi cơ thể. Ví dụ về các sợi hòa tan được tìm thấy trong khoai tây và bí ngô. Chất xơ không hòa tan được bài tiết ra khỏi cơ thể với cách tương tự như khi nó đi vào, ví dụ như hạt ngô, cà rốt.
- Số lượng chất xơ được khuyến nghị tiêu thụ hằng ngày trong khi mang thai là là 25-28 gram/ ngày.
- Uống nhiều nước, khoảng 2,5-3 lít một ngày nếu có thể, điều này thực sự giúp bạn có thể tránh và điều trị táo bón.
- Tập thể dục thường xuyên và vận động nhiều. Bơi lội, đi bộ, yoga và các bài tập nhẹ nhàng để khống chế cân nặng là các giải pháp lý tưởng khi mang thai.
- Một số phụ nữ có thể cần phải dùng các thuốc có chất làm mềm phân. Chúng làm giảm quá trình chuyển đổi của nước trong quá trình vệ sinh nên có thể giữ phân mềm và dễ thải ra hơn. Tuy nhiên, trong quá trình bầu bí dùng thuốc sẽ phải thật cẩn trọng, cần tham vấn ý kiến bác sỹ. Chính vì vậy, nhiều bác sỹ thường khuyên mẹ bầu nên bổ sung lợi khuẩn thay vì dùng thuốc.
VẬY NÊN DÙNG THUỐC HAY BỔ SUNG LỢI KHUẨN?
Trên thực tế, muốn giảm tình trạng táo bón, việc quan trọng nhất là bổ sung các vi khuẩn có lợi (lợi khuẩn) cho đường ruột, bởi tất cả chức năng tiêu hóa diễn ra ở đường ruột là do các lợi khuẩn đảm nhiệm.
Muốn cải thiện táo bón tận gốc rễ phải duy trì tỷ lệ cân bằng các vi sinh vật trong đường ruột ở mức 85% lợi khuẩn – 15% vi khuẩn gây hại. Đây là tỷ lệ vàng để hệ tiêu hóa hoạt động khỏe mạnh và phòng ngừa các bệnh tật.
Bổ sung đầy đủ lợi khuẩn như B.clausii, B.coagulans, B.subtilis, Bifidobacterium… sẽ giúp cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột, đạt tỷ lệ vàng (85% lợi khuẩn – 15% hại khuẩn). Khi tỷ lệ này duy trì ổn định, hệ tiêu hóa sẽ khỏe mạnh, cải thiện các triệu chứng của táo bón.
Tuy nhiên, các lợi khuẩn này lại rất nhạy cảm với môi trường axit dạ dày nên gần như bị tiêu diệt hoàn toàn khi qua đây. Các nhà sáng chế đã phát minh ra bào tử lợi khuẩn PREGMOM sử dụng công nghệ đột phá bảo vệ được lợi khuẩn sống, kháng được axit của dạ dày. Chính vì vậy, đưa được lợi khuẩn sống đi qua axit dạ dày vào tận ruột non và đại tràng đạt tỷ lệ 90%.
Chính vì vậy, nếu mẹ bầu nào đang mắc chứng táo bón thì có thể tham khảo bào tử lợi khuẩn PREGMOM ngay nhé. Thông tin sản phẩm TẠI ĐÂY.
Có thể bạn quan tâm
3 Thông tin CƠ BẢN để bạn hiểu rõ BỆNH TÁO BÓN là gì
Bào tử lợi khuẩn PREGMOM là “thuốc tiên” cho người cao tuổi
Bào tử lợi khuẩn “Cứu cánh” cho mẹ bầu mắc chứng táo bón
3 tác dụng “thần kỳ” của bào tử lợi khuẩn đối với trẻ sơ sinh