Táo bón là bệnh lý phổ biến về đường tiêu hóa gặp phải ở cả người lớn và trẻ em. Để hiểu bệnh táo bón là gì, những thông tin cơ bản dưới đây sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan nhất, nhằm có những biện pháp phòng tránh và điều trị hiệu quả.
1. Bệnh táo bón là gì – Dấu hiệu để nhận biết
Cách dễ nhất để hiểu bệnh táo bón là gì, bạn có thể dựa vào những dấu hiệu, triệu chứng của bệnh. Cụ thể là bạn hãy dựa vào số lần đại tiện, tình trạng phân của mình mỗi lần đi cầu để xác định có phải mình đã mắc táo bón hay không.
Bệnh táo bón là gì?
Với người khỏe mạnh, thường số lần đi đại tiện diễn ra mỗi ngày hoặc 1-2 ngày sẽ đại tiện một lần. Nhưng nếu 2-3 ngày bạn mới đi đại tiện một lần và số lần đại tiện ít hơn 3 lần/tuần tức là bạn đã mắc phải một trong các triệu chứng của bệnh táo bón.
Ngoài dấu hiệu về số lần đi đại tiện ít, người mắc bệnh táo bón thường gặp phải sự khó khăn khi đi ngoài như phân khô cứng, rắn, phải rặn mạnh để tống phân ra ngoài, phải ngồi cầu lâu khi đi đài tiện, đau bụng, đau rát vùng hậu môn, gặp phải cảm giác mót đại tiện nhưng không đi được…
2. Nguyên nhân gây bệnh táo bón là gì?
Các triệu chứng của bệnh táo bón thực sự gây ra rất nhiều điều phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày. Nhưng chính những thói quen sinh hoạt thông thường lại là nguyên nhân chủ yếu gây táo bón ở nhiều người.
Bệnh táo bón mang lại nhiều phiền toái cho người bệnh
Vậy nguyên nhân gây bệnh táo bón là gì?
- Việc ăn uống không khoa học, ăn nhiều chất đạm, chất béo, ít chất xơ là nguyên nhân chính gây bệnh táo bón mà nhiều người gặp phải.
- Uống ít nước làm phân khô cứng, tích đọng lại ở cuối ruột, khó tống phân ra ngoài
- Lười vận động, ngồi nhiều
- Có thói quen nén, nhịn đi đại tiện, đi không đúng, đều
- Tác dụng phụ của một số loại thuốc hoặc căng thẳng thần kinh, tức giận, stress… cũng gây ra các triệu chứng táo bón
- Do mắc một số bệnh lý về đường tiêu hóa như trĩ, viêm đại tràng, dính tách ruột sau phẫu thuật…
3. Cách phòng và chữa bệnh táo bón hiệu quả
Bệnh táo bón không quá nguy hiểm nhưng gây bất tiện cho người bệnh. Nếu bị táo bón kéo dài mà không được điều trị sẽ thành mãn tính gây ra nhiều hậu quả xấu tới sức khỏe.
Do đó, để phòng tránh và điều trị bệnh táo bón, bạn thực hiện một số biện pháp sau:
– Thay đổi chế độ ăn uống giàu chất xơ: Bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả trong bữa ăn hàng ngày giúp ruột hấp thu nước, làm mềm phân, kích thích nhu động ruột hoạt động đẩy phân ra ngoài, đại tiện dễ dàng hơn.
Chế độ ăn nhiều rau xanh, chất xơ giúp tránh bệnh táo bón
– Uống nhiều nước: Uống ít nhất 6-8 cốc nước mỗi ngày. Nên sử dụng nước lọc, nước hoa quả thay vì sử dụng nước ngọt, nước có gas.
– Chế độ sinh hoạt hợp lý, năng tập thể dục: Một trong những nguyên nhân gây bệnh táo bón rất phổ biến hiện nay là do việc làm việc quá nhiều, căng thẳng, stress, mất cân bằng với thời gian vận động, giải trí. Vì thế, bạn nên dành thời gian tham gia nhiều vào các hoạt động thể dục thể thao, không ngồi lâu nhằm giúp giảm tích tụ phân tại ruột.
– Tập thói quen đi đại tiện đúng giờ, không nhịn nén: Khi có cảm giác mót đại tiện, bạn nên đi đại tiện ngay, tránh việc nhịn nén sẽ làm tích tụ phân ở ruột, gây bệnh táo bón. Nên tập thói quen đi đại tiện đúng giờ, tốt nhất vào buổi sáng, sau khi ngủ dậy.
Nên uống nhiều nước, tham gia các hoạt động thể thao
– Sử dụng sản phẩm bào tử lợi khuẩn hỗ trợ điều trị táo bón: Sản phẩm bào tử lợi khuẩn giúp hỗ trợ sản sinh các men tiêu hóa kích thích miễn dịch và tăng độ nhớt của phân, làm mềm phân, nhuận tràng, đại tiện dễ dàng hơn mà không phải rặn, gắng sức.
Hiện nay, Pregmom là sản phẩm bào tử lợi khuẩn an toàn và hiệu quả, đang được rất nhiều người lựa chọn để hỗ trợ điều trị táo bón, tiêu chảy, các bệnh về đường tiêu hóa. Sản phẩm an toàn cho mọi lứa tuổi, cả phụ nữ có thai và trẻ nhỏ. Bạn có thể tham khảo và sử dụng thử sản phẩm TẠI ĐÂY
Có thể bạn quan tâm
3 Thông tin CƠ BẢN để bạn hiểu rõ BỆNH TÁO BÓN là gì
Bào tử lợi khuẩn PREGMOM là “thuốc tiên” cho người cao tuổi
Bào tử lợi khuẩn “Cứu cánh” cho mẹ bầu mắc chứng táo bón
3 tác dụng “thần kỳ” của bào tử lợi khuẩn đối với trẻ sơ sinh